Kể về những kỷ niệm gắn bó với nhà thơ Đỗ Nam Cao,ònmãikýứcvềnhàthơĐỗkết quả bóng đá anh ông Phạm Quang Nghị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội, nguyên Bộ trưởng Bộ VH-TT, cũng là người bạn rất thân cùng chiến trường với vợ chồng nhà thơ Đỗ Nam Cao - Trần Thu Hồng, hồi tưởng: "Vào chiến trường, tôi và Đỗ Nam Cao lại có dịp cùng về B2 và chuyến đi về miền Đông Nam bộ đúng lúc mùa hè đỏ lửa 1972. Sau đó là về Tây Ninh, Đỗ Nam Cao được phân công đi Trảng Bàng, còn tôi về xã Thanh Điền, H.Châu Thành, sống ba cùng với dân với du kích tham gia diệt bốt phá đồn tại các xã vùng ven cho đến ngày Sài Gòn được giải phóng. Nhắc lại đôi ba kỷ niệm chỉ mấy dòng thôi , nhưng đó là những tháng năm tột cùng gian nan, vất vả cũng tột cùng đẹp đẽ của tuổi thanh xuân. Đó là những tháng năm, thời gian và chiến tranh đã đào luyện, rèn giũa chúng tôi".
Như vậy, đến hôm nay đã 12 năm ngày nhà thơ Đỗ Nam Cao (hội viên Hội Nhà văn VN) rời xa trần thế, nhưng giá trị văn chương trong từng tác phẩm của ông vẫn còn "thao thức" trong lòng độc giả, bao ký ức đẹp về ông trong lòng gia đình và bạn văn chương vẫn nguyên vẹn.
Nhà thơ Thanh Thảo, nguyên Chủ tịch Hội VH-NT Quảng Ngãi, một người bạn chiến đấu cùng nhà thơ Đỗ Nam Cao, khẳng định: "Đỗ Nam Cao là một giọng thơ khẽ khàng, dịu nhẹ, mà đôi khi cứa vào lòng ta đau nhói. Tôi nhớ ở vài ba năm cuối cuộc đời mình, Cao thường về Quảng Ngãi chơi với tôi. Nhà thơ không bao giờ xa được làng quê, dù anh đã từng ở rừng thời chiến tranh, rồi từng ở phố bao nhiêu năm sau hòa bình. Nhưng chính làng quê mang lại món quà lớn nhất cho Đỗ Nam Cao, đó là thơ anh".
"Thơ ấy dành cho những người thất lạc, những người lang thang cơ nhỡ, những người mà kim la bàn xúc cảm của mình luôn chỉ về phương quê nhà", nhà thơ Thanh Thảo nói thêm.
Nhớ về nhà thơ tài hoa Đỗ Nam Cao, nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM, xúc động: "Hành trình sáng tạo của nhà thơ Đỗ Nam Cao là một con đường đam mê và hồn nhiên. Ông đam mê với cái đẹp bất tận và ông hồn nhiên trước toan tính được thua. Thơ ông như những đốm sáng vụt lên cho những khoảnh khắc la đà mộng mị khuya sớm. Ông đi bên lề danh lợi để ôm ấp một mưu cầu lớn lao là sự gắn bó giữa con người với con người: Rồi anh sẽ yên nằm dưới cỏ/Thì tình yêu chưa thể đã yên nằm".
Nhà thơ Đỗ Nam Cao sinh ngày 8.6.1948 tại làng Mỹ Lâm, xã Liên Hòa, Phú Xuyên, Hà Tây (nay là TP.Hà Nội). Ông tốt nghiệp Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội và Trường viết văn Quảng Bá (Hội Nhà văn VN). Năm 1971, ông cùng nhiều văn nghệ sĩ, trí thức cùng thời tình nguyện vượt Trường Sơn vào chiến trường miền Nam và công tác ở Ban Văn nghệ T.Ư Cục miền Nam. Sau 1975, ông về công tác tại Viện Văn học TP.HCM, nguyên biên tập viên, phóng viên Đài phát thanh Giải phóng và Đài tiếng nói VN, biên tập viên NXB Văn hóa Thông tin (CN TP.HCM). Năm 2022, nhà thơ được truy tặng giải thưởng VH-NT Nguyễn Đình Thi - Thành tựu thơ trọn đời.